Tìm hiểu nguyên nhân gây ra bệnh giang mai ở nữ giới
Giang
mai là bệnh xã hội nguy hiểm gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cũng như cuộc sống của người bệnh.
Triệu chứng của bệnh giang mai ở giai đoạn sớm thường khó nhận biết nên rất dễ nhầm lẫn với những
căn bệnh khác,thậm chí nhiều trường hợp còn không có triệu chứng nào điển hình
để có thể nhận ra.Trong xã hội ngày nay,rất nhiều nữ giới không hiểu rõ được
nguyên nhân gây nên căn bệnh này.
Kiến thức bệnh
Giang Mai :
1.Hôn sâu có
bị lây bệnh Giang Mai không?
2.Triệu chứng
bệnh Giang Mai thần kinh là gì?
3.Triệu chứng
bệnh Giang Mai ở đàn ông
Điều trị bệnh
Giang Mai đạt hiệu quả cao
Các chuyên
gia Trung Tâm Chăm Sóc SKSS Hà Nội cho biết giang mai là bệnh mãn tính lây truyền
qua con đường tình dục do xoắn khuẩn giang mai gây ra, bệnh có nguy cơ lây nhiễm
cao đặc biệt là giang mai ở giai đoạn đầu có tính lây nhiễm mạnh nhất. Quan hệ
tình dục là con đường lây nhiễm chủ yếu của bệnh giang mai, chiếm hơn 95%. Dưới
đây là một số nguyên nhân dẫn đến bệnh giang mai:
1.
Lây
nhiễm trực tiếp do hệ tình dục: đây là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh giang
mai. Trong vòng một năm kể từ khi bị lây nhiễm giang mai mà bệnh nhân không được
điều trị thì trong giai đoạn này bệnh có tính lây truyền mạnh nhất, càng về giai
đoạn sau của bệnh thì tính truyền nhiễm càng giảm, sau đó 4 năm kể từ khi mắc bệnh
thìbệnh giang mai thường không lây truyền trực tiếp do quan hệ tình dục nữa.
2. Lây nhiễm
qua máu: người mắc bệnh giang mai ở giai
đoạn ủ bệnh thì trong máu có mang xoắn khuẩn giang mai do đó có thể lây nhiễm
cho người khác qua con đường truyền máu và dùng chung kim tiêm.
3. Truyền từ
mẹ sang con: thai phụ bị bệnh giang mai
có thể lây nhiễm cho thai nhi thông qua nhau thai, thông thường bệnh sẽ lây
truyền từ mẹ sang con sau tháng thứ 4 của thai kì.
Xem thêm: Dấu hiệu bệnh giang mai ở nữ để biết những dấu hiệu gặp phải ở nữ giới
Phụ nữ mắc bệnh giang mai
hơn 4 năm mà không được điều trị, tuy thường không truyền nhiễm qua quan hệ
tình dục nữa nhưng trong thời kì mang thai vẫn có thể lây truyền cho thai nhi,
thời gian bệnh càng lâu thì tính lây nhiễm càng giảm.
4. Các con đường
lây nhiễm khác: bệnh giang mai có thể
lây nhiễm qua các tiếp xúc như hôn môi, bú vú; lây nhiễm khi tiếp xúc với những
vật dụng mà người bệnh đã sử dụng như: quần áo, giường ngủ, khăn mặt, dao cạo,
khăn tắm, bồn tắm… Các dụng cụ này có thể chứa xoắn khuẩn giang mai của người bệnh,
khi tiếp xúc sẽ lây truyền cho người khác.
Theo: benhxahoi.info
0 nhận xét:
Đăng nhận xét