Ngồi điều hòa dễ bị viêm mũi dị ứng
Thời tiết nóng nực, nhiều người thường sử dụng điều hòa ở nhiệt
độ thấp khiến sự chênh lệch nhiệt độ với môi trường bên ngoài cao, thậm chí có
thể lên tới 150C. Vì vậy, việc ra vào giữa phòng điều hòa và bên
ngoài nắng nóng tạo áp lực lớn đối với cơ thể, gây suy giảm miễn dịch. Đặc biệt
đối với những người viêm mũi dị ứng, bệnh lý càng dễ tái phát khi
cơ thể suy giảm miễn dịch.
Ngồi điều hòa dễ bị viêm mũi dị ứng |
Giải pháp:
Nhiệt độ phòng điều hòa không nên để quá thấp, nhiệt độ thích
hợp nhất là 27-280C. Không nên để nhiệt độ dưới 260C.
1.
Khô, kích ứng niêm mạc mũi
xoang khi ngồi điều hòa:
Điều hòa làm giảm độ ẩm không khí có thể gây khô và kích ứng
niêm mạc mũi xoang. Vì vậy, việc ngồi điều hòa thường xuyên gây tình trạng ngứa
mũi và hắt xì. Tình trạng này nếu không có giải pháp và để tái diễn lâu dài có
thể dẫn đến viêm niêm mạc xoang.
Giải pháp:
Để phòng ngừa tình trạng này bạn có thể áp dụng những phương
pháp sau:
-
Uống nhiều nước: Tổi thiểu
là 2 lít một ngày.
-
Sử dụng máy phun sương tạo độ
ẩm hoặc để chậu nước trong phòng điều hòa.
-
Ngay khi có triệu chứng viêm mũi dị ứng
(hắt hơi, ngứa mũi): có thể dùng các sản phẩm thảo dược để giảm triệu chứng và
giảm tình trạng kích ứng mũi. Các thảo dược có thể được khuyến cáo như: Bột tỏi
đen, hoàng kỳ, bạch chỉ…
2.
Nguy cơ nhiễm khuẩn cao hơn
khi ngồi điều hòa:
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh: Việc ngồi phòng điều
hòa kín có thể làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn lên tới 2-5 lần. Bên cạnh đó, ống
nước trong máy điều hòa có chứa một lượng lớn vi khuẩn. Đây là tác nhân lớn gây
tái phát viêm xoang và viêm mũi dị ứng.
Giải pháp:
-
Vệ sinh định kỳ máy điều
hòa.
-
Khi không bật điều hòa cần mở
phòng thật thông thoáng.
3.
Không khí ngột ngạt, giảm
lưu lượng oxy, gây mệt mỏi:
Phòng kín làm giảm lưu lượng oxy trong phòng. Bên cạnh đó,
các thiết bị điện lại tăng cường đốt cháy oxy, do đó nồng độ oxy giảm gây mệt mỏi
cho người bệnh, giảm khả năng làm việc và lao động.